HRBP là gì? Vai trò của HRBP trong doanh nghiệp là như thế nào?

Nói đến ngành nhân sự, HRBP đang là thuật ngữ đang nhận được sự chú ý nhất hiện nay. HRBP là gì, vai trò của HRBP trong doanh nghiệp là như thế nào, công việc cụ thể của một chuyên viên HRBP là gì?

Nếu bạn đang có hứng thú với ngành nhân sự hay đang định hướng trở thành một chuyên viên HRBP cần tìm hiểu thêm về vị trí này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích nhất về HRBP nhé!

HRBP là gì?

HRBP là viết tắt của cụm từ Human Resource Business Partner, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là Nhân sự- Đối tác chiến lược kinh doanh, dùng để chỉ các chuyên gia nhân sự có công việc là hợp tác chặt chẽ với lãnh đạo cấp cao của công ty để phát triển một chương trình nhân sự hiệu quả và chương trình này phải hỗ trợ các mục tiêu chung của tổ chức.

hrbp là gì

Những người cao cấp nhất trong bộ phận nhân sự thường là HRBP. Họ có kinh nghiệm trình bày thông tin thường xuyên cho lãnh đạo cấp cao. Điều quan trọng đối với HRBP là phải có kỹ năng giao tiếp tốt như một phần trong chức năng của họ là đưa ra giá trị tương lai và giá trị tiền tệ của các chính sách nhân sự lấy con người làm trung tâm cho ban lãnh đạo của tổ chức. Họ cũng phải chuyển tiếp các quyết định cấp cao cho những người khác trong bộ phận Nhân sự cũng như cho những người trong toàn bộ tổ chức.

Sự phổ biến của hợp tác kinh doanh nhân sự ngày càng tăng khi nhiều công ty áp dụng cách tiếp cận tập trung vào con người và thấy tầm quan trọng của các chương trình nghị sự để phù hợp với mục tiêu chung. Sự hợp tác giữa các bộ phận, chẳng hạn như tiếp thị và nhân sự ngày càng tăng. Vì các HRBP thường có nền tảng ở các vị trí cấp cao, nên họ có thể giao tiếp hiệu quả với lãnh đạo cấp cao. Công việc của họ là một cách tiếp cận tiến bộ để kết nối bộ phận nhân sự với các chức năng khác trong tổ chức.

Vai trò của HRBP trong doanh nghiệp

Là một trong những “đầu não” của doanh nghiệp, HRBP đóng vai trò như sợi dây liên kết các phòng ban và điều hòa nhu cầu của những phòng ban này trong doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy các phòng cùng phát triển, tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.

Vai trò của HRBP trong doanh nghiệp được cụ thể hóa bằng 4 nhiệm vụ như sau:

Đối tác chiến lược

Đây chính là nhiệm vụ chính của HRBP nhằm mục tiêu thực hiện hóa các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi khi doanh nghiệp có bất cứ thay đổi nào, HRBP sẽ cập nhật để có phương hướng điều chỉnh phù hợp để đáp ứng với những thay đổi cụ đó.

Đặc biệt là đối với các vấn đề về nhân sự. HRBP sẽ nhận diện những nhu cầu thực tế về chất lượng nguồn nhân lực của các phòng ban. Từ đó có những đánh giá phù hợp để giữ lại hoặc bổ sung thêm nhân sự. Với nhiệm vụ này, HRBP đã trở thành đối tác chiến lược của mỗi phòng ban trong doanh nghiệp.

vai trò của hrbp là gì

Quản lý hoạt động

Nhiệm vụ chính của bộ phận nhân sự là tuyển chọn, bồi dưỡng và quản lý nhân viên trong doanh nghiệp. HRBP cũng không nằm ngoài phạm vi này, họ cũng chịu trách về tình hình nhân viên trong doanh nghiệp. HRBP sẽ đảm nhiệm các công việc sau:

  • Xây dựng các chương trình đào tạo, giao lưu nâng cao chất lượng nhân sự
  • Đào tạo nhân viên về chính sách, quy trình hoạt động và văn hóa tổ chức
  • Cập nhật cho nhân viên các thông báo mới của bộ phận nhân sự
  • Theo dõi, đánh giá thái độ, hành xử khi làm việc của nhân viên.

Thông qua quá trình theo dõi, đánh giá, HRBP sẽ nắm bắt được hiệu suất làm việc của mỗi nhân viên. Đây cũng là cơ sở quan trọng để cân bằng hiệu suất, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Phản ứng khẩn cấp

Việc kết hợp hai nhiệm vụ về nhân sự và kinh doanh luôn đòi hỏi sự linh hoạt, mềm dẻo và linh hoạt. HRBP cũng là bộ phận được kỳ vọng nhất có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ này.

Họ luôn phải có những phương án đề phòng cho mọi tình huống có thể xảy ra, nhanh chóng đối phó, giải quyết những các sự cố bất ngờ xảy ra trong doanh nghiệp. Ngoài khắc phục rủi ro, HRBP cũng là bộ phận sẽ tiếp nhận và đáp ứng các chỉ thị từ cấp trên.

Người hòa giải

HRBP là người đại diện, tham vấn mong muốn, yêu cầu của người lao động với bộ phận quản lý của doanh nghiệp đồng thời cũng là cầu nối, gắn kết các nhân viên, các phòng ban cũng như các bộ phận quản lý trong doanh nghiệp. Họ sẽ chịu trách nhiệm giải quyết các mâu thuẫn cá nhân trong doanh nghiệp, phản ứng nhanh chóng với những yêu cầu thay đổi của tổ chức.

Sự khác biệt giữa HR và HRBP là gì?

Đều thuộc ngành nhân sự nhưng HR và HRBP có những sự khác biệt rõ rệt mà bạn cần lưu ý như sau:

 

HR (quản trị nhân sự) HRBP (Nhân sự- đối tác chiến lược kinh doanh)
– Chịu trách nhiệm về những vấn đề liên quan đến lương và thưởng

– Phúc lợi

– Xây dựng chính sách nhân sự trong công ty

– Đào tạo nhân sự theo quy chế của công ty

– Xây dựng chiến lược nhân lực phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

– Chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng và đào tạo đội ngũ nhân sự nòng cốt và kế thừa cho doanh nghiệp

– Định hướng và sắp xếp nhân sự phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế giúp tối ưu chi phí và hiệu quả

sự khác biệt giữa hr và hrbp là gì

Những yêu cầu cần có của một HRBP là gì?

  • Để trở thành một HRBP thành công cần đáp ứng đầy đủ những yêu cầu như sau:
  • Kinh nghiệm trong quản lý nhân sự
  • Kỹ năng vượt trội trong quản lý con người
  • Kỹ năng phân tích và định hướng mục tiêu
  • Kinh nghiệm đo lường nhân sự
  • Hiểu biết đầy đủ về luật lao động
  • Hiểu biết cặn kẽ về các phương pháp hay nhất về nhân sự và tất cả các chức năng của bộ phận
  • Bằng cử nhân chuyên ngành nhân sự hoặc một chuyên ngành liên quan.

Trên đây là một số chia sẻ về HRBP (Nhân sự- Đối tác chiến lược kinh doanh). Hy vọng qua bài viết các bạn đã có được lời giải đáp cho câu hỏi HRBP là gì đồng thời có thêm những thông tin hữu ích về công việc của một HRBP cần đảm nhiệm cũng như những yêu cầu cần có của một HRBP. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *