Cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lý

A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN.

– Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống… của con người.
– Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận là phải làm sáng tỏ các vấn đề , tư tưởng, đạo lý bằng cách: Giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích … để chỉ ra chỗ đúng ( hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.
– Về hình thức: Bài viết phải có bố cục ba phần:

1. Mở bài:

Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lý cần bàn luận.

2. Thân bài:
+ Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lý.
+ Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lý đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.

3. Kết bài

Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động.
Trong bài văn nghị luận cần có luận điểm đúng đắn sáng tỏ, lời văn chính xác, sinh động.

Ghi nhớ: Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí, ngoài các yêu cầu chung đối với mọi bài văn, cần chú vận dụng các phếp lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp

B. CÁC DẠNG ĐỀ

1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm.
Đề 1:
Viết một đoạn văn ngắn ( 15 đến 20 dòng) Trình bày suy nghĩ của em về đức tính trung thực.

Gợi ý:
a.Mở đoạn.

Giới thiệu chung về đức tính trung thực.
b.Thân đoạn.
– Trình bày được khái niệm về đức tính trung thực.
– Biểu hiện của tính trung thực
– Vai trò của tính trung thực trong cuộc sống
+ Tạo niềm tin với mọi người
+ Được mọi người yêu quý.
+ Góp phần xây dựng, hoàn thiện nhân cách con người trong xã hội.
– Tính trung thực đối với học sinh ( Học thật, thi thật)
c. Kết đoạn.
– Sự cần thiết phải sống và rèn luyện đức tính trung thực.

2. Dạng đề 5 đến 7 điểm
Đề 1: “
Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn”
Em hiểu như thế nào về lời khuyên trong câu ca dao trên? Hãy chứng minh rằng: Truyền thống đạo lý đó vẫn được coi trọng trong xã hội ngày nay.
Dàn bài.
a. Mở bài.

– Giới thiệu chung về truyền thống thương yêu, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau của dân tộc Việt Nam.
– Trích dẫn câu ca dao.
b. Thân bài.
* Hiểu câu ca dao như thế nào?

– Bầu bí là hai thứ cây khác giống nhưng cùng loài, thường được trồng cho leo chung giàn nên cùng điều kiện sống.
– Bầu bí được nhân hoá trở thành ẩn dụ để nói về con người cùng chung làng xóm, quê hương, đất nước.
– Lời bí nói với bầu ẩn chứa ý khuyên con người phải yêu thương đoàn kết dù khác nhau về tính cách, điều kiện riêng.
* Vì sao phải yêu thương đoàn kết?
– Yêu thương đoàn kết sẽ giúp cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
+ Người được giúp đỡ sẽ vượt qua khó khăn, tạo lập và ổn định cuộc sống.
+ Người giúp đỡ thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, gắn bó với xã hội, với cộng đồng hơn.
+ Xã hội bớt người khó khăn.
– Yêu thương giúp đỡ nhau là đạo lý, truyền thống của dân tộc ta.
* Thực hiện đạo lý đó như thế nào?
– Tự nguyện, chân thành.
– Kịp thời, không cứ ít nhiều tuỳ hoàn cảnh.
– Quan tâm giúp đỡ người khác về vật chất, tinh thần.
* Chứng minh đạo lý đó đang được phát huy.
– Các phong trào nhân đạo.
– Toàn dân tham gia nhiệt tình, trở thành nếp sống tự nhiên.
– Kết quả phong trào.
c. Kết bài.
– Khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao.
C. BÀI TẬP
1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm.
Đề 1:

Viết một đoạn văn ngắn về việc thể hiện lòng biết ơn đối với thầy cô giáo trong xã hội hiện nay.
1. Mở đoạn.
Giới thiệu chung về việc thể hiện lòng biết ơn của học sinh đối với thầy cô giáo hiện nay.
2. Thân đoạn.
– Cách thể hiện lòng biết ơn:
+ Làm và thực hiện tốt những điều thầy cô dạy bảo.
+ Chăm chỉ học tập rèn luyện.
+ Kính trọng lễ phép với thầy cô giáo.
+……….
– Phê phán những biểu hiện : Vô lễ không tôn trọng thầy cô giáo…..
3. Kết đoạn.
Khẳng định vai trò của thầy cô giáo đối với mỗi người.
2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm.
Đề 1.

Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
Suy nghĩ của em về lời khuyên trong câu ca dao trên?
Dàn bài.
a. Mở bài.

– Giới thiệu chung về nét đẹp tình cảm gia đình của dân tộc Việt Nam.
– Trích dẫn câu ca dao.
b. Thân bài.
* Giải thích ý nghĩa của câu ca dao.
– Hình ảnh so sánh: Anh em như thể chân tay.
+ Tay – Chân: Hai bộ phận trên cơ thể con người có quan hệ khăng khít, hỗ trợ cho nhau trong mọi hoạt động.
+ So sánh cho thấy mối quan hệ gắn bó anh em.
– Rách , lành là hình ảnh tượng trưng cho nghèo khó, bất hạnh và thuận lợi, đầy đủ.
Từ đó câu ca dao khuyên : Giữ gìn tình anh em thắm thiết dù hoàn cảnh sống thay đổi.
* Vì sao phải giữ gìn tình anh em?
– Anh em cùng cha mẹ sinh ra dễ dàng thông cảm giúp đỡ nhau.
– Anh em hoà thuận làm cha mẹ vui.
– Đó là tình cảm nhưng cũng là đạo lý.
– Là trách nhiệm, bổn phận của mỗi con người.
– Là truyền thống dân tộc.
* Làm thế nào để giữ được tình cảm anh em?
– Quan tâm đến nhau từ lúc còn nhỏ cho đến khi đã lớn.
– Quan tâm giúp đỡ nhau về mọi mặt: Vật chất, tinh thần.
– Giữ hoà khí khi xảy ra xung khắc, bất đồng.
– Nghiêm khắc nhưng vị tha khi anh, chị em mắc sai lầm.
c. Kết bài.
– Khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao.

III.THỰC HÀNH

1. Đọc các đề bài sau, so sánh và chỉ ra những điểm giống nhau giữa chúng.
Đề 1: Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường.
Đề 2: Đạo lí Uống nước nhớ nguồn.
Đề 3: Bàn về tranh giành và nhường nhịn.
Đề 4: Đức tính khiêm nhường.
Đề 5: Có chí thì nên.
Đề 6: Đức tính trung thực.
Đề 7: Tinh thần tự học.
Đề 8: Hút thuốc có hại.
Đề 9: Lòng biết ơn thầy, cô giáo.
Đề 10: Suy nghĩ từ câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Giống nhau: nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí.

  • Các đề đều đưa ra một vấn đề thuộc tư tưởng, đạo lí.
  • Dù có đưa ra mệnh lệnh hay không thì các đề đều có điểm chung về yêu cầu: nghị luận (tức là đòi hỏi
    người viết phải nhận định, giải thích, bình luận, chứng minh).

Khác nhau:

  • Đề 1,3,10: có mệnh lệnh (suy nghĩ, bàn về)
  • Đề 2,4,5,6,7,8,9: không có mệnh lệnh
  • Các đề đều đưa ra một vấn đề thuộc tư tưởng, đạo lí.
  • Dù có đưa ra mệnh lệnh hay không thì các đề đều có điểm chung về yêu cầu: nghị luận (tức là đòi hỏi
    người viết phải nhận định, giải thích, bình luận, chứng minh).

2. Em thử nghĩ thêm một số đề bài khác tương tự như các đề bài trên.
Gợi ý: Có thể lấy các truyện ngụ ngôn, truyện cười hoặc các câu tục ngữ mà em đã được học, đọc làm vấn
đề nghị luận.
Chú ý: Đề bài có thể đưa ra mệnh lệnh hay không nhưng vấn đề nghị luận thì nhất định phải có và chỉ tập
trung vào một vấn đề. Phân biệt giữa vấn đề tư tưởng, đạo lí với vấn đề là sự việc, hiện tượng đời sống.

3. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Chẳng hạn với đề bài: Suy nghĩ về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”, các bước làm bài sẽ là:

Bước 1 : Tìm hiểu đề và tìm ý
– Tìm hiểu đề:

  • Đề bài đưa ra vấn đề gì? (đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”)
  • Đề bài yêu cầu như thế nào? (nêu suy nghĩ).
  • Phải huy động những tri thức nào xung quanh vấn đề nghị luận? (Hiểu biết về tục ngữ Việt Nam; Hiểu
    biết về đời sống có liên quan đến đạo lí Uống nước nhớ nguồn).

Tìm ý:

  • Tìm hiểu nội dung tư tưởng, đạo lí (nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ);
  • Liên hệ với thực tế (Nội dung câu tục ngữ thể hiện truyền thống ân nghĩa như một nguyên tắc sống của
    người Việt Nam; Ngày nay, đạo lí Uống nước nhớ nguồn vẫn còn nguyên giá trị và tiếp tục được khẳng
    định ở những khía cạnh mới…)

Bước 2 : Lập dàn bài
Lập dàn bài theo bố cục 3 phần.
(1) Mở bài

  • Giới thiệu tư tưởng, đạo lí sẽ nghị luận (Giới thiệu câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”)
  • Nêu khái quát về nội dung và ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí (Khái quát nội dung của câu tục ngữ “Uống
    nước nhớ nguồn” và ý nghĩa răn dạy của nó).

(2) Thân bài
Giải thích nội dung tư tưởng, đạo lí (Giải thích nội dung câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”):

  • Cắt nghĩa tư tưởng, đạo lí (nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ);
  • Phân tích những biểu hiện của tư tưởng, đạo lí (những điều hàm chứa trong câu tục ngữ).

Đánh giá tư tưởng, đạo lí (Sự đúng đắn và sâu sắc của đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”):

  • Đưa dẫn chứng để chứng minh sự đúng đắn của tư tưởng, đạo lí (Truyền thống ân nghĩa của người Việt
    Nam);
  • Khẳng định sự sâu sắc, đúng đắn của tư tưởng, đạo lí trong đời sống xã hội hiện tại và tương lai (Uống
    nước nhớ nguồn còn là nền tảng duy trì, phát huy những giá trị đã được hình thành trong truyền thống dân
    tộc; là ý thức trách nhiệm với sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát huy thành quả của các thế hệ cha ông;
    nhắc nhở những kẻ sống vong ân bội nghĩa,…).

(3) Kết bài

  • Khẳng định ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí (Khẳng định truyền thống đạo lí Uống nước nhớ nguồn của dân
    tộc, ý nghĩa sâu sắc của đạo lí này trong hiện tại và tương lai).
  • Tự rút ra bài học cho bản thân từ vấn đề vừa nghị luận.

* Bước 3 : Viết bài
Dựa trên hệ thống các ý đã sắp xếp trong dàn ý, viết thành bài văn hoàn chỉnh.
* Bước 4 : Đọc lại bài viết và sửa chữa

Bài tập về nghị luận tư tưởng đạo lý và Dàn ý tham khảo áp dụng

Đề 1: Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu ngạn ngữ Hi Lạp:
“Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào”.
DÀN Ý THAM KHẢO
Giải thích:
  • Học hành là quá trình học và thực hành để mở mang kiến thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mỗi người.
  • Rễ đắng và quả ngọt là hình ảnh ẩn dụ chỉ công lao học hành và kết quả học tập.
Câu ngạn ngữ thể hiện nhận thức sâu sắc về qui luật của học vấn và vai trò quan trọng của việc học hành đối với mỗi người.
Phân tích – Chứng minh.
Ý 1: Học hành có những chùm rễ đắng cay
  • Việc học đòi hỏi tốn thời gian, công sức, trải qua cả một quá trình.
  • Quá trình học tập có những khó khăn, vất vả, gian nan: chiếm lĩnh tri thức, luyện tập, thực hành…Để có thể giỏi giang, thành công đòi hỏi phải từng bước chinh phục những bậc thang học vấn.
  • Quá trình học tập có khi phải trải qua những thất bại, phải nếm vị cay đắng: điểm kém, bị quở mắng, thi hỏng….
Ý 2: Vị ngọt của quả tri thức hái được từ việc học hành
  • Vị ngọt của kết quả học tập trước hết là người học được nâng cao hiểu biết của bản thân, giàu có hơn về tri thức và tâm hồn, tự tin hơn trong cuộc sống.
  • Thành quả học tập mang lại niềm vui, niềm tự hào cho bản thân và gia đình. thầy cô giáo, nhà trường, quê hương…
  • Thành công trong học tập cũng chắp cánh cho những ước mơ, khát vọng mới trên con đường lập nghiệp.
  • Phải biết chấp nhận đắng cay trong giai đoạn đầu để sau đó hưởng thành quả tốt đẹp lâu dài.
Dẫn chứng:
  • Ê-đi-xơn phải trải qua hàng nghìn thí nghiệm, phải tìm tòi không ngừng để phát minh ra bóng đền điện.
  • Măc-xim Gorki phải kiếm sống đủ thứ nghề vất vả nhưng không nguôi khát vọng học tập. Bằng con đường tự học đầy gian truân, say mê đọc sách tiếp cận ánh sáng văn minh nhân loại và trở thành nhà văn vĩ đại của nhân loại. ( Bút danh: Gor-ki có nghĩa là cay đắng)
  • Mạc Đĩnh Chi bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để lấy ánh sáng đọc sách, sau đỗ trạng nguyên.
3. Đánh giá – mở rộng
  • Câu nói bao hàm một nhận thức đúng đắn, một lời khuyên tích cực: nhận thức được quá trình chiếm lĩnh tri thức, mỗi người cần có bản lĩnh, chủ động vượt qua khó khăn để thu nhận được thành quả tốt đẹp trong học tập.
  • Trong thực tế, nhiều người lười biếng không chịu khó học hỏi, trau dồi kiến thức, không biết biến nhựa đắng thành quả ngọt dâng cho đời; hay có những người ỷ lại người khác, không nỗ lực, dẫn đến những hành động gian lận, không trung thực trong học tập
  • Kết quả học tập nếu không từ công sức bản thân sẽ không bền, sẽ có lúc phải trả giá, sẽ trở thaành kẻ kém cõi trong cái nhìn của mọi người.
4. Bài học:
* Nhận thức: xem câu ngạn ngữ là phương châm nhắc nhở, động viên bản thân trong quá trình học tập.
* Hành động: rèn ý thức vươn lên trong học tập, không đầu hàng gian nan thử thách, luôn hướng tới những ước mơ, khát vọng hái quả ngọt từ học vấn để thành công.
Đề 2: Anh / chị nghĩ như thế nào về câu nói:
“Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”
( Trích Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm)
DÀN Ý THAM KHẢO
Giải thích:
  • Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội .
  • Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan.
2. Phân tích – chứng minh :
Ý 1: Đời người cần trải qua những thử thách để trưởng thành:
  • Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp. Trong cuộc chiến tranh vệ quốc, họ sống thật đẹp và hào hùng.( Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc, Nguyễn Viết Xuân “nhằm thẳng quân thù mà bắn”…)
  • Trong gian khó, con người được rèn luyện như thép được tôi trong lửa; thực tế gian nan giúp con người hình thành được nhiều phẩm chất đáng quý: ý chí, nghị lực, bản lĩnh, sáng tạo, năng động,v.v…
Ý 2: Không cúi đầu trước giông tố, vẻ đẹp nhân cách con người tỏa sáng:
  • Dù trong hoàn cảnh nào, khi con người không cúi đầu trước thử thách, con người sẽ trưởng thành và nhân cách sẽ tỏa sáng (Ngô Bảo Châu và công trình nghiên cứu về Bổ đề cơ bản…, )
  • Không cúi đầu trước gian khó, trước hết con người phải vượt lên chính mình, chiến thắng bản thân, xông xáo năng động trong cuộc sống. Đó cũng là sống đẹp.
* Dẫn chứng:
  • Thực tế học tập, lao động của lớp trẻ hiện nay có bao tấm gương sống đẹp:

Những thủ khoa đại học nhà nghèo vượt khó:

  • Lê Minh Khiết – HS trương THPT chuyên Lê Khiết ( Quảng Ngãi) với hattrick thủ khoa: Thủ khoa Tốt nghiệp THPT (56 điểm), thủ khoa Đại học Ngoại thương TPHCM (28,5 điểm), thủ khoa Đại học Y dược TPHCM (29,5 điểm).
  • Vũ Văn Thanh,HS trường THPT Tô Hiệu, huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) nhà nghèo, vừa đi học vừa làm thêm phụ hồ để có tiền phụ giúp gia đình và trang trải việc học, tự học và đỗ hai trường đại học: đỗ thủ khoa Đại học Hải Phòng và đỗ Đại học Ngoại thương (cơ sở Hà Nội).
Những người chiến đấu với căn bệnh nan y để sống có ích thật đáng khâm phục…:
  • Sự kiện tại TPHCM, với chủ đề “Vượt lên và chiến thắng”, 150 bệnh nhân ung thư đã tham gia thi đá bóng để chiến đấu với bệnh tật. Dù không thể bước nhanh hơn, dù các đấu thủ đã hoàn tất phần thi, một bệnh nhân 60 tuổi vẫn không bỏ cuộc và chia sẻ: “Tôi không thi để thắng thua với người khác, tôi chỉ muốn chiến thắng bản thân mình”.
Bình luận:
  • Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: sống không sợ gian nan, thử thách, phải có nghị lực và bản lĩnh. Câu nói ngắn gọn nhưng cô đúc, có nghĩa giáo dục sâu sắc đối với thế hệ trẻ.
  • Phê phán lối sống hèn nhát, cầu an, ngại khó…
Bài học:
  • Nhận thức: Gian nan là thử thách của cuộc đời, con người được tôi luyện trong thử thách sẽ trưởng thành.
  • Hành động: dám nghĩ – dám làm, phải năng động, phải rèn luyện tu dưỡng những phẩm chất cần có ở những con người của thời đại mới có khả năng vượt qua mọi thử thách để thành công.

IV. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
Lập dàn bài cho đề bài: Tinh thần tự học.
Gợi ý: Thực hiện đúng các bước:
– Tìm hiểu đề và tìm ý:
+ Tìm hiểu đề: Vấn đề nghị luận là gì? (Tinh thần tự học) Mệnh lệnh của đề là gì? (Đề bài này không có
mệnh lệnh cụ thể nhưng vẫn phải xác định các thao tác cụ thể khi làm bài: phân tích, giải thích, chứng
minh…).
+ Tìm ý: Tự học là gì? Tại sao phải tự học? Tự học có tác dụng, ưu thế gì? Người có tinh thần tự học là
người như thế nào? Em đã biết đến những tấm gương tự học nào? Em đã có tinh thần tự học chưa?
– Lập dàn ý: Dựa vào hướng dẫn ở phần trên để lập thành dàn ý.
 V. CỦNG CỐ KIẾN THỨC

Câu 1

Trong các đề bài sau, đề nào không thuộc bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí?

  1. Bàn về hai nhận vật chó sói và cừu non trong thơ của La Phông_ten
  2. Bàn về đạo lí uống nước nhớ nguồn.
  3. Lòng biết ơn thầy cô giáo
  4. Bàn về tranh giành và nhường nhịn

Đáp án: A

Câu 2:
Ý nào sau đây không phù hợp với đề bài “Bàn về câu nói có chí thì nên”?
A. Chí là chí hướng, quyết tâm sức mạnh tinh thần của con người.
B. Người có chí là người biết vươn lên trong mọi hoàn cảnh.
C. Người có chí luôn là người gặp may mắn trong cuộc sống.
D. Người học sinh cần rèn chí trong học tập và trong cuộc sống

Đáp án: C

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *