Hóa trị là của các nguyên tố xác định bằng số liên kết mà một nguyên tử của nguyên tố đó liên kết nên trong phân tử. Hóa trị của nguyên tố ở hợp chất ion được gọi là điện hóa trị và nó có giá trị bằng với điện tích ion tạo thành từ nguyên tố ấy. Hóa trị của nguyên tố ở hợp chất cộng hóa trị gọi là cộng hóa trị, và có giá trị bằng với số liên kết cộng hóa trị do nguyên tử của nguyên tố đó tạo được với nguyên tử của nguyên tố khác trong hợp chất. Vậy cách tính hóa trị của nguyên tố hóa trị như thế nào? Hóa trị có có ý nghĩa như thế nào trong hóa học? Bài viết dưới đây của 60s.edu.vn giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hóa trị.
I. Hoá trị một nguyên tố được xác định bằng cách nào?
* Cách xác định hóa trị của một nguyên tố
+ Quy ước: H hoá trị I , chọn làm đơn vị và O có hóa trị II
+ Một nguyên tử nguyên tố khác liên kết với bao nhiêu nguyên tử H thì nói nguyên tố đó có hoá trị là bấy nhiêu.
Ví dụ : HCl: Cl hoá trị I.
CH4: C …………IV
NH3:N ………..III
H2O:O…………II
+ Tính số liên kết của các nguyên tố khác với số nguyên tử O.(O có hoá trị II; Hoá trị của oxi bằng 2 đơn vị )
Ví dụ: K2O: K có hoá trị I.
BaO: Ba …………..II.
SO2: S ………………IV.
– Hoá trị của nhóm nguyên tử (NH3, CO3….)
Ví dụ: HNO3: NO3có hoá trị I.
Vì :Liên kết với 1 nguyên tử H.
HOH : OH ……………..I
H2SO4: SO4 có hoá trị II.
H3PO4: PO4…………….III.
* Kết luận: Hoá trị là số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với các nguyên tử nguyên tố khác.
II. Quy tắc hoá trị
1.Quy tắc hóa trị
*CTTQ: AxBy trong đó ax = by
x,y,a,b là số nguyên
*Quy tắc: Trong công thức hóa học tích của hóa trị và chỉ số của nguyên tố này bằng tích của hóa trị và chỉ số của nguyên tố kia
Quy tắc này vẫn đúng cho cả B là nhóm nguyên tử.
2.Vận dụng bài tập hóa trị
a.Tính hoá trị của một nguyên tố:
ZnCl2: 1.a= 2.I => a= II
CuCl2: 1.a = 2.I => a= II
AlCl3: 1.a= 3.I => a = III
b.Tính hoá trị của các nguyên tố sau:
* Ví dụ: Tìm hoá trị của Al trong các hợp chất sau: AlCl3 (Cl có hoá trị I).
– Gọi hoá trị của nhôm là a: 1.a = 3.I
FeCl : a = II
MgCl 2: a = II
P2O5 :2.a = 5.II ®a = V.
Na2SO3 : a = I
CaCO3 : a = II (CO3 = II).
* Nhận xé, ta luôn có:
a.x = b.y = BSCNN.
c.Lập CTHH của hợp chất theo hoá trị:
* VD2 : Na(SO4)y
CTHH : Na2SO4.
* VD1: CTTQ: SxOy
Theo quy tắc: x . VI = y. II = 6.
Vậy : x = 1; y = 3.
Công thức hóa học: SO3
III. BÀI TẬP ÁP DỤNG HÓA TRỊ CỦA NGUYÊN TỐ
Bài 1: Tìm công thức hóa học của các hợp chất sau
PxHy : PH3.
FexOy: Fe2O3.
CxSy : CS2.
Bài 2: Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi Nito IV và oxi
Bài giải
– Giả sử công thức hợp chất cần lập là NxOy.
– Theo qui tắc h/trị:
a. x = b . y -> x . IV = y . II
– Chuyển thành tỉ lệ: x/y=1/2
– Công thức cần lập là: NO2
Bài 3: Lập CTHH của h/c gồm:
Nhôm (III) và nhóm SO4 (II)
Ka li (I) và nhóm (CO3) (II)
Bài giải
a.- Viết Công thức hóa học: Kx(CO3)y
– Theo qui tắc hóa trị: x . I = y . II
– Vậy Công thức cần tìm là: K2CO3
b.
–Viết công thức chung : Alx(SO4)y
– Theo quy tắc hóa trị ta có : x . III = y . II
=> x/y = 2/3
– Vậy công thức cần tìm: Al2(SO4)3
Bài 4. Tính hóa trị của C trong hợp chất CO2 và CO.
* CO2
Theo quy tắc hóa trị ta có: 1 . a = 2 . II
=> a = IV
Vậy C có hóa trị II trong hợp chất CO2
* CO
Theo quy tắc hóa trị: 1 . a = 1 . II
=> a = II
Vậy C có hóa trị II trong hợp chất CO
Bài 5: Tìm hóa trị của Nito trong N2O5
Theo quy tắc hóa trị: 2 . a = 5. II
=> a = 10 / 2 = V
Vậy N có hóa trị V trong N2O5
Bài tập 6: Tìm hóa trị của Fe trong FeSO4 và Fe2(CO3)3 với SO4(II), CO3 (II)
* Fe2(CO3)3
Theo quy tắc hóa trị: 2 . a = 3 . II
=> a = 6 / 2 = III
Vậy Fe có hóa trị III trong Fe2(CO3)3
* FeSO4
Theo quy tắc hóa trị: 1 . a = 1 . II
=> a = II
Vậy Fe có hóa trị II trong hợp chất FeSO4