Mẫu bảng lương cá nhân mới nhất 2023

Mẫu bảng lương là một bảng thống kê thuộc sự quản lý của bộ phận nhân sự nhằm mục đích kiểm soát lương, số ngày công, thưởng, bảo hiểm, các khoản phụ cấp của từng nhân sự trực thuộc công ty.

Lương là số tiền do người sử dụng lao động trả cho người lao động sau khi người lao động hoàn thành công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Đây là quyền lợi mà người lao động xứng đáng được hưởng sau khi hoàn thành các công việc được giao. Và một trong những văn bản giúp hợp thức hóa giao dịch tiền lương cũng như đảm bảo sự rõ ràng giữa người lao động và người sử dụng lao động chính là mẫu bảng lương cá nhân hay mẫu bảng thanh toán tiền lương.

Vậy mẫu bảng lương cá nhân là gì? Cách xây dựng và bố cục mẫu bảng lương như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có được lời giải đáp chính xác nhất!

Mẫu bảng lương là gì?

Bảng lương cá nhân hay bảng thanh toán tiền lương chính là căn cứ, chứng từ được doanh nghiệp sử dụng làm căn cứ để thanh toán các khoản tiền lương, thưởng, phụ cấp cùng một số khoản thu nhập tăng thêm ngoài tiền lương cơ bản cho người lao động sau một khoảng thời gian làm việc nhất định theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

Ngoài ra, bảng lương cá nhân cũng được sử dụng để phục vụ cho công tác kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao động trong doanh nghiệp, là căn cứ để thống kê lao động tiền lương.

Nguyên tắc xây dựng bảng lương cá nhân

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP, nguyên tắc xây dựng bảng lương cá nhân cụ thể như sau:

Căn cứ vào tình hình tổ chức sản xuất, tổ chức lao động thực tế, doanh nghiệp sẽ tiến hành xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương cho từng người lao động thuộc quản lý của doanh nghiệp.

Bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương của công việc/chức danh có trình độ kỹ thuật cao nhất so với mức lương của công việc/chức danh có trình độ kỹ thuật thấp nhất.

Số bậc của thang lương, bảng lương sẽ thay đổi tùy theo độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh.

Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải đảm bảo đủ để khích lệ người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và phát triển tài năng đồng thời tối thiểu phải bằng 5%.

Mức lương thấp nhất (khởi điểm) cho một công việc/chức danh trong thang lương, bảng lương sẽ do doanh nghiệp xác định căn cứ theo mức độ phức tạp của công việc/chức danh tương ứng với trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng và trách nghiệm của người lao động khi thực hiện công việc/chức danh đó. Trong đó, mức lương thấp nhất cần đảm bảo những yêu cầu sau:

  • Mức lương thấp nhất của công việc/chức danh đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường cần đảm bảo không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ.
  • Mức lương thấp nhất của công việc/chức danh cho lao động đã qua đào tạo, học nghề (bao gồm cả lao động do doanh nghiệp đào tạo) phải cao hơn tối thiểu 7% so với mức lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ.
  • Mức lương của công việc/chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại phải cao hơn tối thiểu 5%; công việc/chức năng có điều kiện đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại phải cao hơn tối thiểu 7% so với mức lương của công việc/chức danh có độ phức tạp tương đương nhưng làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Việc xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương cần đảm bảo bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới tính, màu da, dân tộc, thành phần xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, tính trạng hôn nhân,…

Doanh nghiệp cần tiến hành rà soát thang lương, bảng lương định kỳ để kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế về tổ chức sản xuất, tổ chức lao động của doanh nghiệp, mặt bằng tiền lương trên thị trường đồng thời đảm bảo đúng các quy định hiện hành của pháp luật.

Trường hợp xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp cần tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện cho tập thể người lao động tại doanh nghiệp (Công đoàn) và công bố công khai cho người lao động trước khi thực hiện đồng thời thông báo cho cơ quan quản lý cấp huyện tại nơi đặt cơ sở sản xuất/văn phòng hoạt động của doanh nghiệp.

  • Trường hợp Công ty TNHH Một thành viên thuộc sở hữu của Nhà nước khi tiến hành xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương cần báo cáo cho chủ sở hữu trước khi thực hiện.
  • Trường hợp Công ty mẹ- Tập đoàn kinh tế nhà nước hoặc Công ty mẹ của Tổng công ty hạng đặc biệt cần đồng thời thông báo đến Bộ Lao động- Thương Binh và Xã hội để theo dõi, giám sát.

Các mẫu bảng lương cá nhân được áp dụng phổ biến hiện nay

Hiện nay theo quy định thì các tổ chức, doanh nghiệp có thể sử dụng các mẫu bảng lương cá nhân thuộc loại hướng dẫn hoặc sử dụng các mẫu bảng lương cá nhân tự thiết kế dựa theo đặc điểm hoạt động cũng như yêu cầu riêng biệt của mỗi tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên, mẫu bảng lương cá nhân tự thiết kế cần phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản về nội dung và những thông tin cần cung cấp theo quy định của Luật kế toán cùng các văn bản hướng dẫn kèm theo của bộ Luật này.

Nhìn chung, tùy theo điều kiện thực tế, mức độ phù hợp mà các tổ chức, doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng bảng lương theo quy định hay bảng lương tự thiết kế.

Dưới đây là một số mẫu bảng lương được sử dụng phổ biến hiện nay:

Biểu mẫu bảng lương cá nhân 02- LĐTL ban hành kèm theo thông tư 133/2016/TT- BTC của Bộ Tài Chính

Biểu mẫu bảng lương cá nhân theo Thông tư số 200/2014/TT- BTC của Bộ Tài chính

Mẫu bảng lương cá nhân Excel

Bố cục mẫu bảng lương cá nhân

Một mẫu bảng lương cá nhân thường bao gồm 3 phần chính: phần mở đầu, phần nội dung chính và phần kết.

Phần mở đầu

Phần mở đầu của mẫu bảng lương cá nhân thường bao gồm các thông tin cơ bản như:

  • Tên doanh nghiệp
  • Tên bộ phận mà nhân sự làm việc
  • Mẫu bảng lương cá nhân dựa trên quy định nào, thông tư nào của Bộ tài chính.
  • Số bảng lương

Phần nội dung chính

Phần nội dung chính của mẫu bảng lương cá nhân sẽ bao gồm các thông tin như:

  • Tên mẫu bảng lương
  • Ngày tháng năm thực hiện mẫu bảng lương cá nhân
  • Bảng lương với các ô, cột chứa STT, thông tin nhân viên, bậc lương, hệ số lương, lương cơ bản, lương thực tính, các phụ cấp quỹ lương, phụ cấp khác,… và cuối cùng tổng số tiền lương thực nhận.

Phần kết

Phần kết của mẫu bảng lương cá nhân bao gồm ngày tháng năm thực hiện, chữ ký của người lập bảng lương, ký toán trưởng và giấm độc kèm theo họ tên đầy đủ của họ. Phần chữ ký này chính là một trong những căn cứ quan trọng xác định tính hợp pháp của mẫu bảng lương cá nhân.

Mẫu bảng lương cá nhân là một trong những chứng từ kế toán quan trọng giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát lương, số ngày công, thưởng, bảo hiểm, các khoản phụ cấp của từng nhân sự trực thuộc đồng thời là chứng từ giúp đảm bảo quyền lợi cho người lao động sau một thời gian làm việc nhất định.

Hy vọng qua bài viết hôm nay các bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về mẫu bảng lương cá nhân, hiểu rõ bảng lương là gì, nguyên tắc xây dựng bảng lương cũng như bố cục của một mẫu bảng lương.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *