Phần 1: Đọc hiểu văn bản
Trước khi các em mở phong bì thư để xem điểm số của mình, chúng tôi muốn các em dành chút thời gian đọc những dòng ngắn ngủi dưới đây.
Bên trong phong bì là điểm số. Đó là con số mà các em đã trông đợi bấy lâu nay. Tuy nhiên, nó cũng có thể là con số mà các em không hy vọng mình đạt được. Nếu thật điều đó xảy ra, thì việc các em cảm thấy thất vọng là hoàn toàn tự nhiên. Các thầy, các cô sẽ thấy tiếc vì điều đó, và cũng cảm thấy thất vọng thay “cho các em”. Nhưng các em hãy lưu ý rằng, chúng tôi hoàn toàn không thất vọng về các em.
Có một điều đáng tiếc là trong cuộc sống, mọi việc không phải lúc nào cũng diễn ra theo cách mà chúng ta mong muốn. Và rồi khi có chuyện xảy đến, chúng ta sẽ mất ít nhiều thời gian để sắp xếp lại cảm xúc và suy nghĩ của bản thân mình.
Các thầy cô đều hiểu rõ từng người trong các em đã học tập rất chăm chỉ và có thái độ tốt. Không một điểm số nào có thể tước bỏ điều đó khỏi các em. Thực sự là chúng tôi tin rằng thái độ và nhân cách con người các em còn quan trọng hơn rất nhiều bất kỳ một điểm số nào. Hai điều đó sẽ đi theo các em tới bất kỳ ngôi trường nào có đủ may mắn được nhận các em vào học trong tháng chín sắp tới. Việc này thực sự vô cùng quan trọng.
Các em là những cá thể chỉ có một ở trên đời và chúng tôi rất tự hào về các em. Hãy khiến chúng tôi tiếp tục được cảm thấy tự hào dù sắp tới các em có theo học ngôi trường nào đi chăng nữa. Mong các em đừng dễ dàng bỏ cuộc khi mọi việc trở nên khó khăn. Hãy lớn lên và trở thành những con người trưởng thành tốt bụng, biết quan tâm, hào phóng và đáng yêu – những người sẽ tạo nên những sự khác biệt tích cực trong thế giới này nhờ chính cách các em sống cuộc sống của mình.
Một lần nữa, các em hãy nhớ đây chỉ là điểm số của một kỳ thi mà thôi. Nó không thể nào đo đếm được sự tuyệt vời của các em. Dù bất kỳ điều gì xảy ra trong vòng vài phút tới, ngày hôm nay các em cũng phải tự biết chúc mừng chính bản thân mình.
Gửi tới các em với rất nhiều tính yêu.
(Lá thư gửi kèm danh sách kết quả học tập của trường tiểu học Harmony Hill ở Lisburn, Bắc Ireland)
Câu 1: xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt của văn bản
Câu 2: Thông qua lá thư, nhà trường định hướng phụ huynh và học sinh có thái độ như thế nào trước điểm số và kết quả học tập?
Câu 3: Tại sao nhà trường lại chia sẻ rằng: “đây chỉ là điểm số của một kỳ thi mà thôi. Nó không thể nào đo đếm được sự tuyệt vời của các em”?
Câu 4: Điều nhà trường muốn thế hệ trẻ tương lai thực sự cần rèn luyện và hướng tới là gì? Ý nghĩa của những điều đó?
Dàn bài chi tiết Nghị luận xã hội về vai trò của điểm số
Mở bài: Dẫn dắt vấn đề
Thân bài:
– Giải thích
+ Điểm số là gì? Điểm số là con số được đặt ra để đánh giá một bài làm, một quá trình học tập, làm việc…. dựa trên một thang điểm nhất định
– Vai trò, ý nghĩa
+ Ngày nay, ở các trường, lớp học, học sinh đều được phân chia học theo các lớp cơ bản, nâng cao, lớp thường, lớp chọn…. Thứ để đánh giá và xếp loại học sinh như vậy chính là điểm số. Từ điểm miệng, kiểm tra 15 phút, một tiết hay bài thi học kì…. Tất cả năng lực của học sinh đều được đo trên cái thước “điểm số”
+ Chúng ta không thể phủ nhận rằng điểm số mang lại lợi ích to lớn. Nó là thước đo của tri thức, vốn hiểu biết của mỗi người. Khi bạn cố gắng học tập, rèn luyện thì sẽ đạt được điểm cao. Ngược lại, khi bạn lười biếng, không chịu học hành thì điểm số sẽ không như ý
+ Điểm số sẽ đánh giá năng lực của mỗi người, giống như tiền đánh giá giá trị của vật chất vậy
+ Hơn nữa, điểm số còn là động lực học tập, phát triển của con người. Để đạt điểm cao, học sinh sẽ phải chăm chỉ, cố gắng hết mình. Khi điểm số không được như ý, bản thân người học sẽ nhận ra năng lực bản thân tới đâu, còn thiếu sót chỗ nào, từ đó, cố gắng hơn nữa, vượt qua giới hạn bản thân
+ Đối với cha mẹ, nhà trường, điểm số dùng để đánh giá năng lực con em và cũng là để nắm rõ tình hình học tập của chúng, từ đó đưa ra cách truyền dạy phù hợp hơn
+ Không chỉ trong học tập, điểm số còn là yếu tố quyết định cuộc đời con người. Ở nước ta có hai kì thi quan trọng, đó là thi vào 10 và thi THPTQG, cả hai đều rất quyết liệt, chỉ thiếu 0,05 điểm cũng có thể trượt
– Mở rộng vấn đề
+ Ngày nay, việc dạy và học trở nên rập khuôn, học sinh chỉ biết đến những lý thuyết thầy cô đưa ra, những dạng bài thầy cô đã giảng, thậm chí, họ không hiểu nhưng vẫn làm được- làm một cách máy móc, theo một motif sẵn có. Điểm số cũng từ đó mà trở nên cứng nhắc, nếu đi lệch khỏi cách dạy có sẵn thì điểm sẽ không được trọn vẹn. Bởi vậy làm cho học sinh chỉ học theo lối học hình thức, học chay, học vẹt. Về lâu dài sẽ khiến học sinh chán học, nền giáo dục đi xuống
+ Điểm số trở thành công cụ để khoe khoang, so đo với người khác. Học sinh tị nạnh nhau vì kém 0,25 điểm, cha mẹ khoe con khắp nơi vì điểm cao hơn con người khác.
+ Mặc dù điểm số rất quan trọng nhưng không nên coi đó là tất cả bởi mỗi học sinh có thế mạnh riêng của mình, không thể đánh giá tất cả trên cùng một thang điểm
– Liên hệ bản thân
+ Cố gắng học tập, rèn luyện thật chăm chỉ
+ Cho thấy sự cố gắng của mình qua điểm số ngày một nâng cao, tuy nhiên, không coi đó là chuẩn mực mà quan trọng là bản thân đã cố gắng bao nhiêu
Kết bài: Khái quát lại vấn đề, nêu ý kiến bản thân
Bài văn mẫu nghị luận xã hội 200 chữ vai trò của điểm số
Phần 2: Nghị luận xã hội
Với anh/chị, điểm số có thực sự quan trọng? Ý kiến của anh/chị về điều này. (Trình bày trong khoảng 200 chữ).
Bài văn mẫu số 1: nghị luận xã hội 200 chữ vai trò của điểm số
Không ai phủ nhận được vai trò của điểm số trong việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đó là cách thức được áp dụng trên toàn thế giới trong tất cả các cấp học. Cũng giống như muốn đo được giá trị của hàng hóa thì phải sử dụng đến tiền bạc. Từ điểm số người ta chia ra cá cấp độ giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. Học sinh nắm được vị trí, năng lực của mình ở đâu để phấn đấu, cha mẹ nắm được tình hình học tập trên lớp của con em, thầy cô đánh giá đúng thực chất khả năng của học sinh, nhà tuyển dụng có thể từ đó mà biết cách sử dụng nhân sự sao cho phù hợp. Thậm chí với nhiều người, điểm số còn quyết định sự thành bại của một con người trong những bước ngoặt quan trọng. Dù chỉ hơn nhau 0.25 điểm thì đã có người đỗ đại học, có người trượt. Vì điểm thi quan trọng như vậy nên mỗi học sinh càng cố gắng, nỗ lực để đạt được nó, tạo ra sự ganh đua quyết liệt, sôi nổi trong học tập. Điểm số vô tình tạo ra sự áp lực rất lớn đối với mỗi học sinh, buộc học sinh phải quyết tâm học tập bằng mọi giá, thậm chí là gian lận trong thi cử. Cha mẹ so sánh điểm số của con mình với con người ta khiến bản thân học sinh tự ti không dám thể hiện. Thầy cô đánh giá học sinh theo một tiêu chuẩn chung nhưng mỗi học sinh lại giỏi theo một cách khác nhau. Albert Einstein từng nói rằng: “Mọi người đều là thiên tài”. Nếu bạn đánh giá con cá bằng khả năng leo cây của nó, suốt đời nó sẽ tin rằng nó là kẻ kém cỏi. Điểm số thực sự không phải tất cả nhưng không có nghĩa bạn không cần phải học gì cả. Học không chỉ là tiếp thu kiến thức mà quan trọng hơn là rèn luyện kỹ năng, phẩm chất. Học không chỉ để biết mà còn để làm, để cùng chung sống, để khẳng định mình. Vì vậy, hãy học những điều thiết thực và phải biết vận dụng được vào thực tiễn cuộc sống. Bản thân cha mẹ, thay vì hàng ngày hỏi con những câu hỏi như “hôm nay được mấy điểm”, hãy hỏi xem hôm nay con làm được gì, ở trường có gì vui không? Các cơ sở giáo dục cần thay đổi cách kiểm tra đánh giá, thi cử không chỉ kiểm tra kiến thức mà còn kiểm tra cả năng lực phẩm chất, hãy coi trọng một sản phẩm ứng dụng học sinh tạo ra hơn là con số trên giấy. Đơn vị tuyển dụng phải luôn đề cao kĩ năng kinh nghiệm lên trên bất cứ loại bằng cấp điểm số nào. Có vậy, chúng ta mới giải quyết được bài toán khó này.
Bài văn mẫu sô 2: Nghị luận xã hội về vai trò của điểm số trong quá trình học tập
Nếu như sau những bài kiểm tra em nhận được điểm kém, học sinh ai là người không biết buồn? Nhưng nếu những bài kiểm tra chỉ có điểm mà không có nhận xét phê bình hay động viên thì điểm số cũng mất đi một phần ý nghĩa. Vì vậy có thể nói điểm số rất quan trọng nhưng học không phải là để lấy điểm số. Và không có điểm số không có nghĩa học sinh không cố gắng học tập.
Không ai phủ nhận được vai trò của điểm số trong việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đó là cách thức được áp dụng trên toàn thế giới trong tất cả các cấp học. Cũng giống như muốn đo được giá trị của hàng hóa thì phải sử dụng đến tiền bạc. Thay vì dùng hai mớ rau để đổi lấy một cân thóc người ta quy ra tiền và dùng tiền làm vật trung gian. Điểm số cũng có chức năng trung gian như thế để đánh giá giá trị của một quá trình hay một sản phẩm học tập. Khi so sánh giá trị của một sản phẩm thường căn cứ vào tiền mặt thì khi so sánh năng lực, trí tuệ của một người có thể căn cứ vào điểm số. Vì thế điểm số là cách thuận lợi nhất cho việc quản lý hành chính. Từ điểm số người ta chia ra các cấp độ giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. Học sinh nắm được vị trí, năng lực của mình ở đâu để phấn đấu, cha mẹ nắm được tình hình học tập trên lớp của con em, thầy cô đánh giá đúng thực chất khả năng của học sinh mình, nhà tuyển dụng có thể từ đó mà biết cách sử dụng nhân sự sao cho phù hợp.
Thậm chí với nhiều người điểm số còn quyết định sự thành bại của một con người trong những bước ngoặt quan trọng. Dù chỉ hơn nhau 0,25 điểm thì đã có người đô đại học, có người trượt. Vì điểm thi quan trọng như vậy nên môi học sinh càng cố gắng, nô lực để đạt được nó, tạo ra sự ganh đua, quyết liệt, sôi nổi trong học tập. Tuy nhiên trong năm học 2015 – 2016 này, các trường tiểu học trên cả nước tiếp tục thực hiện kiểm tra đánh giá bằng nhận xét và bỏ chấm điểm thường xuyên. Trên trang vở sạch đẹp của môi học sinh không còn thấy những điểm mười đỏ thắm, không còn những điểm mười dành tặng thầy cô giáo hay những điểm tốt khoe với ông bà, cha mẹ nữa. Thay vì ra sức phản đối, chúng ta nên suy nghĩ lại về vai trò thực sự của điểm số đối với quá trình học tập. Những con số có quyết định chất lượng của sản phẩm. Những bài hát triệu lượt nghe, những ca sĩ triệu lượt “thích” có đồng nghĩa với giá trị nghệ thuật và tài năng của họ. Trong những cuộc thi truyền hình, các thí sinh ra sức kêu gọi để được bình chọn nhiều hơn, những điểm số chín, mười cho những tiết mục không thực sự xuất sắc chỉ để làm hài lòng nhau. Cuối cùng chúng ta nhận được gì qua những con số đó?
Điểm số vô tình tạo ra một áp lực rất lớn đối với môi học sinh buộc học sinh phải quyết tâm học tập bằng mọi giá, thậm chí có thể gian lận trong thi cử. Cha mẹ so sánh điểm số của con mình với con người ta khiến bản thân học sinh tự ti không dám thể hiện. Thầy cô đánh giá học sinh theo một tiêu chuẩn chung nhưng môi học sinh lại giỏi theo một cách khác nhau. Albert Einstein đã từng nói rằng: Mọi người đều là thiên tài… Nếu bạn đánh giá con cá bằng khả năng leo cây của nó, suốt đời nó sẽ tin rằng mình là ke ngốc nghếch.
Nhận xét thay cho chấm điểm chính là cách thầy cô bỏ đi bệnh thành tích và cơ hội để phát triển năng lực phẩm chất của học sinh. Nhiều giáo viên sau khi để học sinh tự khám phá tự tìm tòi xây dựng bài học kém đi so với trước kia. Đơn giản vì học trò tự làm se không thể so sánh được với sản phẩm của thầy cô giáo làm. Nhưng không phải thấy học sinh làm không tốt nên giáo viên làm hộ cho nhanh. Chúng con có thể nấu ăn rất tệ, giặt quần áo chưa sạch… nhưng hãy để chúng con tự làm, xin cha mẹ đừng làm giúp con. Con se làm quen và tiến bộ dần lên. Điều con cần không phải là một món ăn ngon hay bộ quần áo sạch mà điều con cần là kĩ năng làm nên điều đó. Điểm số do giáo viên làm hộ có ý nghĩa gì? Học sinhgiỏi do giáo viên học hộ thì có ý nghĩa gì? Để rồi khi tốt nghiệp học sinh có một điểm số rất cao mà chẳng làm được việc gì. Trong khi học, Edison không chú tâm trả lời câu hỏi của thầy giáo mà thường đặt ra nhiều câu hỏi hóc búa với thầy giáo. Vì thế, cậu thường đội sổ và bị bè bạn chê cười. Thầy giáo của Edison đã từng nói về cậu: Học trò này điên khùng, không đáng ngồi học lâu hơn. Thậm chí, thầy Hiệu trưởng từng viết những dòng nhận xét: Trò Edison, con trai ông, là một trò dốt, lười và hư. Tốt nhất là nên cho trò ấy đi chăn lợn thì hơn vì chúng tôi thấy rằng trò ấy có học nữa thì sau này cũng không nên trò trống gì… Nếu Edison tin vào lời nhận xét này mà không cố gắng tự học thì liệu thế giới có một nhà khoa học như sau này?
Khi đã là học sinh phổ thông, ít ai nhớ nổi và cũng chẳng ai còn quan tâm đến việc hồi tiểu học mình được tổng kết bao nhiêu. Và khi tốt nghiệp trung học phổ thông, điểm số khi ngồi trên ghế nhà trường cũng không còn ý nghĩa và giá trị nữa. Gần đây có câu chuyện hơn ba trăm sinh viên bị giữ bằng lại vì nghi án mua điểm. Hành động gian lận trên thật sự ngu ngốc khi đặt cạnh con số hai trăm hai lăm ngàn cử nhân thạc sĩ thất nghiệp. Họ mua điểm để làm gì vậy, khi có những sinh viên thủ khoa
giấu bằng cử nhân đi để làm công nhân?
Vì vậy hỡi những bậc cha mẹ toàn tâm đừng ép con em mình phải có thành tựu ngay từ khi rất nhỏ, những thầy cô hết lòng với con trẻ đừng bắt các em phải giỏi như mình, tư duy nhanh như mình. Hãy nhìn những giọt nước mắt của các em nhỏ trong các cuộc thi truyền hình khi bị loại, tâm hồn trẻ thơ bị tổn thương chỉ vì sự hơn thua của người lớn. Nếu ai đã từng đọc câu chuyện Tô tô chan – cô bé ngồi bên cửa sổ không thể không nhớ thông điệp giáo dục của thầy Hiệu trưởng: Hãy để các em phát triển tự nhiên. Đừng cản trở khát vọng của các em. Ước mơ của các em lớn hơn mơ ước của các thầy cô nữa.
Thầy Hiệu trưởng Kobayashi tôn trọng học sinh của mình, luôn để chúng tự do phát huy cá tính, khả năng bẩm sinh. Ở Tomoe không có thời khoá biểu nhất định, học sinh thích học môn gì nhất thì cứ tự học môn đó trước và những môn không thích thì học sau cùng. Các thầy cô chỉ làm nhiệm vụ hướng dẫn các em khi cần và cho bài tập. Và nếu việc học của Tô tô chan được đánh giá bằng điểm số ở một ngôi trường khác, rất có thể em không tốt nghiệp nổi lớp một.
Điểm số thực sự không phải tất cả nhưng không có nghĩa bạn không cần phải học gì cả. Học không chỉ là tiếp thu kiến thức mà quan trọng hơn là rèn luyện kĩ năng, phẩm chất thái độ. Học không chỉ để biết mà còn để làm để cùng chung sống để khẳng định mình. Vì vậy hãy học những điều thiết thực và học phải vận dụng được vào trong thực tiễn cuộc sống. Bản thân cha mẹ thay vì hàng ngày hỏi con những câu như hôm nay được mấy điểm hãy hỏi con hôm nay con làm được gì, ở trường có gì vui không? Các cơ sở giáo dục cần thay đổi cách kiểm tra đánh giá, thi cử không chỉ kiểm tra kiến thức mà còn kiểm tra cả năng lực phẩm chất hãy coi trọng một sản phẩm ứng dụng học sinh tạo ra hơn là con số trên giấy. Đơn vị tuyển dụng phải luôn đề cao kĩ năng kinh nghiệm lên trên bất cứ loại bằng cấp điểm số nào. Có vậy chúng ta mới giải được bài toán mà cả xã hội đang loay hoay.
Bản thân môi người hãy ghi dấu tên tuổi của mình vào cuộc đời bằng những hành động nhỏ bé thay vì cố gắng ghi tên vào một tấm bằng có dấu đỏ. Mong rằng tất cả chúng ta đều thấm thía thông điệp trong bài thơ Tấm bằng của Hoàng Ngọc Quý:
Cuộc đời ai cũng có những tấm bằng
Để làm giấy chứng minh
Để cầu mong thành đạt
Những tấm bằng như những bảng chỉ đường qua những đường phố hẹp
Để đến đại lộ cuộc đời ngày càng mở rộng thêm
Có những vĩ nhân được nhân loại khắc tên
Bởi các tấm bằng xứng danh trong lịch sử
Và có những tấm bằng chứng nhận những việc làm tuy nhỏ
Nhưng cố gắng hết mình, vẫn quy trọng biết bao!