Là một thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực kinh doanh nhưng với những người “ngoại đạo” hay những người “ma mới” trong lĩnh vực kinh doanh thì RSM có lẽ vẫn là thuật ngữ “mới mẻ” và có phần xa lạ với mọi người.
Vậy RSM là gì? RSM trong kinh doanh có ý nghĩa như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có lời giải đáp chính xác nhất nhé!
RSM là gì?
RSM là viết tắt của từ Regional Sales Manager, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là giám đốc/quản lý vùng kinh doanh, dùng để chỉ người có trách nhiệm cho hoạt động kinh doanh tổng thể của một khu vực nào đó theo chỉ định, chẳng hạn như khu vực miền Bắc, miền Trung hay miền Nam.
RSM sẽ quản lý các cửa hàng, chi nhánh,… của công ty, giám sát việc phân phối và bán các sản phẩm, dịch vụ của công ty tại khu vực được chỉ định.
Vai trò của RSM trong doanh nghiệp
Xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực bán hàng trong khu vực
Một trong những vai trò chính của RSM trong doanh nghiệp đó chính là xây dựng một hệ thống nguồn nhân lực đáp ứng mục tiêu kinh doanh, bán hàng của doanh nghiệp. RSM sẽ là người trực tiếp tuyển dụng, lựa chọn, đào tạo và huấn luyện đội ngũ nhân viên tại khu vực mà mình quản lý.
Ngoài ra, RSM cũng cần lên kế hoạch cụ thể để giám sát chặt chẽ công việc, tiến độ công việc mà nhân viên dưới cấp của mình đang thực hiện, đảm bảo cho kết quả cuối cùng là hoàn thành mục tiêu kinh doanh, bán hàng của doanh nghiệp.
Xây dựng các kế hoạch, chiến lược phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp
Để có thể hoàn thành và đạt được những mục tiêu kinh doanh, bán hàng để đề ra, RSM cần phải xây dựng các kế hoạch, chiến lược phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp, đưa ra các ý tưởng mới để thúc đẩy hoạt động kinh doanh, bán hàng đồng thời đảm bảo phù hợp nhất với tình hình thực tế của doanh nghiệp.
RSM cũng cần chuẩn bị thật tốt và hoàn thành theo đúng kế hoạch yêu cầu của cấp trên đồng thời triển khai các hoạt động theo đúng tiến độ để hoàn thành kế hoạch đó. Ngoài ra, RSM cũng cần phải có những phương án để giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh, bán hàng của doanh nghiệp, nắm bắt nhanh chóng những thay đổi của thị trường, thị hiếu của khách hàng để điều chỉnh kế hoạch kinh doanh sao cho phù hợp nhất với mục tiêu của doanh nghiệp.
Đáp ứng những mục tiêu về tài chính và bán hàng của doanh nghiệp
Vai trò quan trọng không kém của RSM trong doanh nghiệp đó chính là xây dựng hệ thống các mục tiêu bán hàng thông qua việc thiết lập các kế hoạch và hạn ngạch cho từng khu vực riêng biệt để có thể hỗ trợ tối đa cho các mục tiêu của doanh nghiệp, đáp ứng được những yêu cầu đặt ra về tài chính và hoạt động bán hàng tại khu vực đó theo theo như dự báo. Đồng thời chuẩn bị ngân sách hàng năm và thiết lập kế hoạch chi tiêu sao cho hợp lý nhất.
Mở rộng phạm vi kinh doanh, đề xuất phương hướng phát triển mới cho doanh nghiệp
RSM luôn phải xây dựng cũng như duy trì mối quan hệ thật tốt với các khách hàng hiện tại cũng như tiềm năng của doanh nghiệp, đồng thời xác định những đối tượng khách hàng mới đẻ có thể nâng cao khả năng kinh doanh, bán hàng của doanh nghiệp.
Ngoài ra, RSM cũng cần xem xét, đánh giá tình hình kinh doanh, bán hàng thực tế của doanh nghiệp, chất lượng và mức độ hấp dẫn của sản phẩm, dịch vụ tại thời điểm hiện tại. Từ đó đưa ra những ý tưởng và đề xuất mới mẻ giúp phát triển sản phẩm, dịch vụ theo xu hướng của thị trường, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng với mục tiêu cuối cùng là gia tăng hoạt động kinh doanh, bán hàng của doanh nghiệp.
Những yêu cầu cần có của một RSM
Để trở thành một giám đốc vùng kinh doanh xuất sắc, bạn cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản như sau:
Trình độ học vấn, bằng cấp
Đối với vị trí RSM yêu cầu về trình độ học vấn, bằng cấp thường cần có ít nhất một bằng cử nhân đại học về Quản trị kinh doanh, Tài chính, Marketing hoặc liên quan.
Ngoài ra, để trở thành một RSM xuất sắc, bạn cũng cần phải liên tục học hỏi và phát triển bản thân, tham gia các khóa học nâng cao, thi lấy các chứng chỉ về quản lý, lãnh đạo,… trạng bị thêm cho mình những kiến thức cần thiết để hoàn thành công việc.
Kinh nghiệm
Bên cạnh trình độ học vấn, bằng cấp thì kinh nghiệm làm việc trong ngành cũng là một yếu tố quan trọng để bạn có thể trở thành một RSM xuất xứ. Thông thường các nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu kinh nghiệm cụ thể cho vị trí RSM, chẳng hạn như bạn cần phải đưa ra mức tăng trưởng doanh số liên tục trong khoảng 3-5 năm kinh nghiệm của mình, đã có kinh nghiệm làm trưởng nhóm hay trưởng phòng kinh doanh.
Kỹ năng
Những kỹ năng cần có của một RSM
- Khả năng đo lường, phân tích và đánh giá các chỉ số hiệu suất chính như KPI, ROI
- Sử dụng thành thạo các phần mềm, công cụ hỗ trợ kinh doanh, tiếp thị cũng như đo lường hiệu suất
- Nắm rõ tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của từng cơ sở và toàn khu vực mà mình phụ trách
- Khả năng lãnh đạo, thúc đẩy đội ngũ kinh doanh, giúp họ nâng cao hiệu suất hoàn thành các mục tiêu đã đề ra
- Khả năng giao tiếp tốt
- Khả năng tổ chức mạnh mẽ cùng khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng, hợp lý
- Khả năng chịu áp lực cao, đáp ứng được việc thường xuyên phải đi công tác, thị sát.
Đam mê và yêu thích
Không chỉ riêng với vị trí RSM mà với bất cứ công việc nào cũng vậy, để có thể hoàn thành tốt và gắn bó lâu dài thì đều cần có niềm đam mê và sự yêu thích. Đặc biệt, RSM luôn là một vị trí đầy áp lực với khối lượng công việc lớn, khá bận rộn, thậm chí là thường xuyên phải đi công tác, thị sát.
Do đó, nếu không có niềm đam mê, sự yêu thích với công việc này thì bạn sẽ rất dễ chán nản và bỏ cuộc.
Bài viết trên đây đã giải thích khá rõ và chi tiết về vị trí RSM là gì, vai trò của nó trong doanh nghiệp là như thế nào cũng như những yêu cầu cần có của một người làm RSM. Hy vọng qua đây các bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về RSM, đặc biệt là đối với những ai đang có mong muốn theo đuổi vị trí RSM trong tương lai sẽ có thêm những định hướng phát triển để nhanh chóng thực hiện được ước mơ của mình.