Cacbohidrat là gì và vai trò chức năng của cacbohidrat

Cacbohidrat là gì? đây là một hợp chất rất quan trọng trong đời sống. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về cấu tạo cacbohidrat cũng như vai trò của nó đối với cuộc sống

I/ Định nghĩa cacbohidrat là gì?

– Cacbohidrat là gì : (hay còn gọi là gluxit hoặc saccarit) là những hợp chất hữu cơ tạp chức chúng thường có công thức phân tử chung là Cn(H2O)m, hợp chất của nó có chứa nhiều nhóm OH, nhóm cacbonyl (hay nhóm anđehit hoặc xeton) ở trong phân tử.

 

– Cacbohidrat được chia thành ba loại thường gặp sau:

+ Monosaccarit: là nhóm các cacbohidrat đơn giản, không thủy phân được. glucozơ và fructozơ có công thức phân tử là C6H12O6.

+ Đisaccarit: là nhóm các cacbohidrat mà sau khi thủy phân ta được 2 phân tử monosaccarit. saccarozơ, mantozơ có công thức phân tử là C12H22O11.

+ Polisaccarit: là nhóm các cacbohidrat phức tạp mà sau khi thủy phân đến cùng ta có được nhiều phân tử monosaccarit như xenlulozơ, tinh bột có có công thức phân tử là (C6H10O5)n.

Khi phản ứng đốt cháy Cacbohidrat ta cần chú ý:

+ nO2 = nCO2

+ Dựa vào tỷ lệ của số mol CO2 và số mol H2O để ta có thể tìm ra loại saccarit.

II/ Vai trò và chức năng của Cacbohidrat là gì?

Carbohydrate là nhóm hợp chất hữu cơ phổ biến có trong cơ thể sinh vật. Hàm lượng của carbohydrate ở trong thực vật cao hơn ở trong động vật. Trong thực vật thì carbohydrate có chủ yếu ở thành tế bào, các mô nâng đỡ và các mô dự trữ. Tuy vậy  hàm lượng carbohydrate này có thay đổi tuỳ theo từng loài, và từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Trong cơ thể con người và động vật thì carbohydrate chủ yếu tập trung ở trong gan.

Trong các thực vật xanh có thể sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp các carbohydrate từ CO2 và H2O. Carbohydrate của thực vật là 1 nguồn dinh dưỡng vô cùng quan trọng của con người và động vật.

Trong mỗi cơ thể sống thì carbohydrate có rất nhiều vai trò quan trọng vậy vai trò của cacbohidrat là gì:

– Cung cấp năng lượng cho toàn bộ cơ thể, carbohydrate chứa khoảng 60% năng lượng cung cấp cho các quá trình sống.

– Carbohydrate  có vai trò cấu trúc và tạo hình (cellulose, peptidglican…)

– Carbohydrate còn có vai trò bảo vệ (mucopolysaccharide)

– Carbohydrate góp phần đảm bảo tương tác đặc hiệu của các tế bào ( như polysaccharide trên màng tế bào của hồng cầu và thành tế bào 1 số vi sinh vật).

III/ Cấu tạo của Cacbohidrat

1/ Đồng phân cấu trúc

Các Cacbohidrat có cùng công thức 1 cấu tạo nhưng cấu trúc hóa học của chúng hoàn toàn khác nhau

2/ Đồng phân quang học của cacbohidrat là gì?

  • Đối với cacbon bất đối: nguyên tử C được liên kết với bốn nhóm hóa học khác nhau
  • Cacbohidrat là những chất hoạt quang: chúng có khả năng quay qua mặt phẳng ánh sáng phân cực qua các vị trí trái phải
  • Cacbohidrat có số đông phân quang học là 2n : trong đó n là số lượng C bất đối và nhóm -OH phải nằm bên phải
  • Tất cả các đồng phân Monosaccaride đều có 1 nguyên tử C bất đối

3/ Công thức vòng

  • Đối với Cacbohidrat công thức vòng phù hợp với các trạng thái hóa lý, nhất là trong dung dịch nước.
  • Nó được liên kết bởi O của nhóm –OH với nhóm cacbonyl trong cùng 1 phân tử
  • Nó có 2 đồng phân quang học: dạng α và dạng β
  • Nó có cấu hình không gian 3 chiều: dạng thuyền và dạng ghế
  • Các nhóm –OH ở vị trí α,β có khả năng phản ứng cao

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *