Trong gia đình thì tiền điện luôn là mối quan tâm của các thành viên. Trong bài viết này tamcaotrithuc.com sẽ giúp các bạn tìm hiểu về cách tính tiền điện tiêu thụ các thiết bị điện qua những công thức vật lý đơn giản.
I/ Công thức áp dụng cách tính tiền điện
Công thức tính điện năng tiêu thụ
Điện năng chính là năng lượng của dòng điện (hay còn gọi là công của dòng điện).
A = P. t
Trong đó ta có:
- A : Lượng điện tiêu thụ trong khoảng thời gian t
- P: Công suất tiêu thụ ( kW)
- t : Thời gian sử dụng thiết bị( đơn vị: h)
Cách tính tiền điện
Để có thể tính được tiền điện của các thiết bị điện chúng ta cần tính các đại lượng của thiết bị như:
Công suất P = U.I
Điện năng A = P.t
⇒ Số tiền điện là: T = A. đơn giá
II/ Bài tập
1/ Bài tập cách tính tiền điện có lời giải
Bài 1: Cho biết 1 bếp điện khi hoạt động có điện trở là R = 80Ω , cường độ dòng điện chạy qua bếp là I = 2,5 A. Mỗi ngày ta sử dụng bếp điện này trong 3 giờ. Tính tiền điện khi sử dụng bếp điện đó trong thời gian là 30 ngày, biết giá của 1kW.h là 700 đồng.
Giải:
Ta có công suất tỏa nhiệt của bếp là
P = I2.R = (2,5)2 . 80 = 500 (W)
Lượng điện năng bếp điện tiêu thụ trong khoảng thời gian 30 ngày là:
A = P.t = 500. 30. 3 = 45000(W.h) = 45 (kW.h)
Số tiền điện cần trả khi sử dụng bếp điện là
T = 45.700 = 315000 (đồng)
Bài 2: Cho biết 1 phân xưởng cơ khí có sử dụng 1 động cơ điện xoay chiều với hiệu suất 80%. Khi động cơ này hoạt động sinh ra 1 công suất cơ là 7,5 kW. Mỗi ngày động cơ này hoạt động 8h, biết giá tiền của 1 kWh điện công nghiệp là 1200đ. Tính số tiền trong 1 tháng (30 ngày) mà phân xưởng đó phải.
Giải:
Ta có công suất cơ học của động cơ chính là công suất có ích
Vậy công suất của động cơ là
P = 7,5.100 / 80 = 9,375kW
⇒ công của động cơ tiêu thụ trong 1 tháng là
A = P.t = 9,375. 30. 8 = 2250 (kWh)
Số tiền mà phân xưởng đó phải trả là
T = 1200. 2250 = 2700000 (đồng).
Bài 3: 1 quạt điện sử dụng dòng điện với hiệu điện thế 220 V và dòng điện chạy qua quạt điện đó có cường độ là 1,41 A. Tính số tiền điện phải trả cho việc sử dụng chiếc quạt này trong 30 ngày và mỗi ngày sử dụng 30 phút, biết giá điện là 1200 đồng/kWh.
Giải:
Ta có công suất tiêu thụ của chiếc quạt là:
P = 220 . 1,41 = 310,2 W = 0,3102 kW
Công của quạt tiêu thụ trong 1 tháng là
A = P. t = 0,3102. 30. 0,5 = 4,653 kWh
Số tiền phải trả là
T = 4,653. 1200 = 5583,6 đồng
2/ Bài tập về cách tính tiền điện tự giải
Bài 1: Cho 1 bóng đèn sáng bình thường với hiệu điện thế 220V biết số chỉ của ampe kế trong mạch là 341mA. Hãy tính công suất định mức của bóng đèn này và điện năng của bóng đèn tiêu thụ trong 30 ngày, biết rằng mỗi ngày bóng đèn thắp sáng trong 4 giờ. Cho biết giá điện là 2500đ/kWh thì bóng đèn này tiêu thụ hết bao nhiêu tiền.
Bài 2: 1 Bóng đèn huỳnh quang có công suất 40W và chiếu sáng tương đương với 1 bóng đèn dây tóc có công suất 100W. Nếu 1 ngày ta cần thắp sáng 14 giờ vậy trong 1 tháng (30 ngày) thì sẽ tiết kiệm được bao nhiêu tiền điện, biết giá điện là 1200đ/kWh
Bài 3: 1 bếp điện hoạt động có công suất là 1800W ta cần thời gian đun bao lâu để có thể đun sôi một lít nước ở nhiệt độ là 20oC biết rằng nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgđộ coi nhiệt lượng tỏa ra môi trường là không đáng kể. Nếu hàng ngày ta sử dụng bếp điện này trong 3 giờ thì trong 1 tháng (30 ngày) bếp điện này tiêu thụ hết bao nhiêu tiền điện. Biết giá điện là 3000đ/kWh
Bài 4: 1 bếp điện sử dụng liên tục trong 1,8 giờ với hiệu điện thế là 220V khi đó thì chỉ số công tơ điện tăng lên 2,4 kWh.
a/ Hãy tính điện năng mà bếp điện sử dụng, công suất của bếp và cường độ dòng điện chạy qua trong thời gian nói trên.
b/ Nếu 1kWh điện có giá là 2000đ thì số tiền phải trả khi ta dùng bếp điện trên mỗi ngày 1,8 giờ và trong thời gian một tháng (30 ngày) là bao nhiêu.