CAGR là gì? Công thức tính và ý nghĩa của CAGR

Trong kinh doanh, chúng ta sẽ thường bắt gặp thuật ngữ CAGR. Thực ra, khi lần đầu tiên bắt gặp thuật ngữ này, chúng ta khó có thể biết được ý nghĩa của nó là gì.

Docsachhay.vn hiểu điều đó, bài viết sau đây ra đời để mời bạn đọc tìm ra khái niệm của CAGR và biết được ý nghĩa của chỉ số này trong kinh doanh. Hiểu rõ về CAGR sẽ giúp bạn áp dụng dễ dàng hơn trong hoạt động kinh doanh đấy!

1. Định nghĩa CAGR là gì?

Theo định nghĩa khách quan từ Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia), Tốc độ tăng trưởng hằng năm kép (thuật ngữ tiếng Anh: Compounded Annual Growth Rate, viết tắt CAGR) là một thuật ngữ được sử dụng trong kinh doanh và đầu tư cụ thể cho thu nhập đầu tư thường niên trong một thời kỳ nhất định.

CAGR không chỉ là một thuật ngữ sử dụng kế toán mà còn được sử dụng rộng rãi, đặc biệt trong các ngành công nghiệp tăng trưởng. 

Tốc độ tăng trưởng kép CAGR là gì? (Nguồn: Internet)

Như đã trình bày, CAGR là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Compounded Annual Growth Rate, có nghĩa là “Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm”. Đây là một thuật ngữ chuyên ngành được sử dụng khá nhiều trong nền kinh tế đặc biệt với những người thường xuyên tiếp xúc với công việc phân tích các chỉ tiêu tài chính.

Bạn đọc có thể hiểu một cách đơn giản, CAGR đại diện cho kết quả thu nhập đầu tư thường niên trong một thời kỳ nhất định, biểu hiện dưới dạng số tương đối phần trăm (%). Hay nói theo một cách khác dễ hiểu hơn thì CAGR được sử dụng để đo lường tỷ lệ hoàn vốn đầu tư khi bạn thực hiện đầu tư một khoản tiền vào dự án nào đó trong một thời gian nhất định.

Chỉ số CAGR càng lớn chứng tỏ việc đầu tư càng có hiệu quả cao.

2. Cách tính tốc độ tăng trưởng kép hàng năm CAGR

Tin vui là công thức tính CAGR không quá phức tạp, docsachhay.vn sẽ hướng dẫn cách tính đơn giản nhất cho bạn. Bạn chỉ cần hiểu công thức và áp dụng số vào để tính toán là đã có được kết quả của Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm ( CAGR).

Công thức tính  tốc độ tăng trưởng kéo Cagr hằng năm

Trong đó:

  •  Ending Value là kết quả cuối kỳ
  • Beginning Value là kết quả đầu kỳ
  • “n” là số năm chênh lệch giữa các năm so sánh. Ví dụ: năm 2020 với 2017 thì n = 3

Phía trên là công thức tính Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm theo cách truyền thống. Bạn có thể áp dụng cách tính thủ công này và ra kết quả bằng tay. Tuy nhiên một thủ thuật đơn giản khác là bạn có thể sử dụng bảng tính Excel để tính CAGR. Hiện nay, Excel đã hỗ trợ đắc lực để việc tính toán của chúng ta trở nên thuận tiện hơn rất nhiều.

Ví dụ: Doanh thu của một tập đoàn qua các năm

Năm Doanh thu (triệu đồng) Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm
2017 11.217
2018 11.696 4,27%
2019 15.781 35%
2020 13.488 -14,5%
2021 6.772 -48.9%
Tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm -6,9%
CAGR 2,7%

Như vậy, chỉ số tỷ lệ tăng trưởng kép Cagr hàng năm của tập đoàn trên là 2,7%. Đây là mức khá thấp, điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng dài hạn của doanh nghiệp này không tốt. Nhà đầu tư nên cân nhắc thêm việc đầu tư cổ phiếu vào doanh nghiệp này.

Trong trường hợp chỉ số CAGR quá thấp thì doanh nghiệp cần phải có những sự điều chỉnh kịp thời làm sao cho phù hợp về quy trình cũng như các phương thức hoạt động của dự án.

Tuy nhiên, CAGR cũng có một số hạn chế do chỉ dựa trên giá trị đầu và cuối, có thể bỏ qua sự biến động tạm thời mà đưa ra một bức tranh tăng trưởng ổn định.

Do đó, nhà đầu tư nên kết hợp với nhiều chỉ số và yếu tố phân tích khác để đánh giá tiềm năng đầu tư. Cụ thể, trước khi quyết định đầu tư cổ phiếu của một doanh nghiệp, bên cạnh chỉ số CAGR, nhà đầu tư cần xem xét thêm các chỉ số khác như ROE, ROA, khả năng thanh toán nợ từ dòng tiền, chỉ số thanh toán nhanh… để nắm được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như tiềm năng cổ phiếu của doanh nghiệp đó.

Đối với các khoản đầu tư qua quỹ tương hỗ, ETF hoặc các dự án, danh mục đầu tư khác, nhà đầu tư cần xem xét thêm về thương hiệu, định vị của các quỹ đó trên thị trường, mức độ chuyên nghiệp của đội ngũ quản lý quỹ, chi phí của các quỹ tương hỗ…

CAGR khi kết hợp với các số liệu và công cụ phân tích khác có thể cung cấp cho nhà đầu tư bức tranh tốt về các khoản đầu tư hoặc danh mục đầu tư mà họ đang xem xét.

3. Công thức tính tốc độ tăng trưởng trên Excel

Trên Excel hiện nay đã hỗ trợ công cụ tính toán CAGR được một thời gian, bạn nên tìm hiểu và áp dụng phương pháp tính toán hữu ích này ngay nhé.

Bước 1: bạn cần nhập dữ liệu vào bảng tính bao gồm năm, kết quả tương ứng được nhắc đến và một cột kết quả CAGR. Tại ô đầu tiên của cột CAGR, tiến hành nhập công thức tính ở trên vào bảng sau đó nhấn enter. Thế là chúng ta đã có kết quả của tốc độ tăng trưởng kép của năm thứ hai so với năm thứ nhất.

Bước 2: Khi có kết quả cho năm so sánh, kéo thả xuống để thực hiện công thức tính cho cả cột. Chúng ta thường thấy, CAGR được biểu hiện dưới dạng phần trăm, nhưng kết quả nhận được lại ở dạng số thập phân, vậy phải làm tiếp theo như thế nào?

Bước 3: Trên thẻ Home chọn biểu tượng phần trăm (%), nhấp chuột vào đó, kết quả cuối cùng hiện được đã định dạng ở dạng phần trăm.

Minh họa công thức tính tốc độ tăng trưởng trong Excel

Nguồn : Hanna (CTV page Totvadep.com)

4. Ý nghĩa của CAGR trong kinh doanh?

Nếu chưa tìm hiểu về ý nghĩa của CAGR, thực sự là không phải ai vừa nhìn vào cũng hiểu được ý nghĩa của con số này. Nhưng đối với những nhà phân tích tài chính thì Tỷ lệ tăng trưởng kép là con số đem đến rất nhiều ý nghĩa.

Một logic đơn giản là CAGR càng cao thì hoạt động đầu tư càng tốt, đem lại giá trị cao. Từ đó, nhà đầu tư sẽ có khả năng hoàn vốn cao trong thời gian tiến hành thực hiện đầu tư dự án, kết quả này quả thực nhà đầu tư nào cũng mong đợi.

 

Bên cạnh đó, Khi Tỷ lệ tăng trưởng kép của một dự án nào đó càng cao chứng tỏ rằng dự án đó càng khả thi, dự án có chất lượng và tính thực tế trong cuộc sống. Điều này sẽ giúp các nhà đầu tư sẽ nhanh chóng được hoàn lại vốn đầu tư ban đầu. 

Hơn thế nữa, khi các nhà phân tích và đầu tư tài chính nhìn vào Tỷ lệ tăng trưởng kép, họ sẽ có cái nhìn rõ về tình hình và xu hướng phát triển của dự án. Khi CAGR thấp sẽ là căn cứ giúp nhà đầu tư điều chỉnh phương án đầu tư phù hợp.

Trường hợp Tỷ lệ tăng trưởng kép cao sẽ là điều kiện tốt để nhà đầu tư tiếp tục với kế hoạch của mình. Ngoài ra, họ có thể kết hợp những phương thức khác để hoạt động đầu tư trở nên hiệu quả hơn nữa.

Kết luận

Bài viết trên hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về CAGR là gì? và giải thích được ý nghĩa cơ bản của con số này trong kinh doanh. Chúc bạn áp dụng công thức thành công và đạt hiệu quả công việc tốt nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *