Employer là gì? Employer và Employee là 2 thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong những năm gần đây, đại diện cho người sử dụng lao động và người lao động trong mối quan hệ trong hợp động lao động. Tuy nhiên thực tế hiện nay vẫn còn không ít người chưa nắm rõ những ý nghĩa Employer là gì, Employee là gì cũng như mối quan hệ giữa Employee và Employer, đặc biệt là những ai chuẩn bị bước vào thị trường lao động.
Vậy trong bài viết hôm nay, hãy cùng Đọc Sách Hay dành chút thời gian tìm hiểu định nghĩa Employee và Employer là gì, mối quan hệ giữa Employee và Employer để cùng hiểu rõ hơn về 2 thuật ngữ này nhé!
Employer là gì?
Employer là một thuật ngữ tiếng anh dịch ra tiếng việt có nghĩa là người sử dụng lao động, dùng để chỉ người quản lý, giao việc và trả lương cho người lao động (Employee) theo tình hình thực tế của công việc đồng thời đáp ứng các điều kiện mà pháp luật quy định.
Người sử dụng lao động (Employer) có thể là một cá nhân hoặc một tổ chức thuộc chính phủ, tư nhân, tổ chức phi lợi nhuận hoặc một doanh nghiệp nào đó. Với tư cách là cơ quan có thẩm quyền trong một tổ chức, người sử dụng lao động sẽ xác định các điều khoản tuyển dụng cho người lao động (Employee) và đưa ra các điều khoản thỏa thuận chẳng hạn mức lượng, chế độ đãi ngộ để tuyển dụng được người lao động.
Ngoài ra, định nghĩa người sử dụng lao động (Employer) là gì cũng được Bộ luật Lao động năm 2019 nêu rõ như sau: “Người sử dụng lao động là cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho minh theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”.
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động (Employer) là gì?
Hiện nay, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động (Employer) đã được quy định rõ ràng trong Bộ luật Lao động với những thông tin cụ thể như sau:
Về quyền của người sử dụng lao động:
- Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát người lao động; chủ động khen thưởng cũng như xử lý các vi phạm kỷ luật lao động.
- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích đi đến thỏa thuận lao động tập thể; tham gia giải quyết các tranh chấp lao động, đình công của người lao động; trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong lao động nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
- Đóng cửa, ngừng hoạt động tạm thời.
- Một số quyền khác theo quy định của pháp luật.
Về nghĩa vụ của người sử dụng lao động:
- Thực hiện hợp động lao động đã ký kết với người lao động, thỏa thuận lao động tập thể cũng như các thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động.
- Thiết lập cơ chế, tiến hành trao đổi, đối thoại với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; nghiêm túc thực hiện quy chế dân chủ tại nơi làm việc.
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động.
- Thực hiện các quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn và vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các biện pháp phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
- Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đồng thời đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.
Mối quan hệ giữa Employee và Employer là gì?
Employee là gì?
Employee là thuật ngữ tiếng anh dịch ra tiếng việt có nghĩa là người lao động, dùng để chỉ những người bỏ sức lao động của mình ra nhằm thu lại một nguồn lợi tức nhất định (tiền lương, hiện vật,…) từ chính sức lao động đó. Hiểu một cách đơn giản thì người lao động (Employee) chính là người bán sức lao động của mình cho người sử dụng lao động (Employer) bằng cách thực hiện các nhiệm vụ, công việc cụ thể mà người sử dụng lao động đưa ra và hoàn thành nó.
Trong Bộ Luật Lao động Việt Nam, người lao động (Employee) được định nghĩa là đối tượng nằm trong độ tuổi từ 15 tuổi trở lên có khả năng lao động, họ được trả lương và làm việc theo sự hướng dẫn, quản lý của người sử dụng lao động.
Mối quan hệ giữa Employee và Employer
Người sử dụng lao động (Employer) và người lao động (Employee) có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Người lao động chính là người bán sức lao động của mình cho người sử dụng lao động còn người sử dụng lao động là người mua sức lao động từ người lao động. Nếu không có người sử dụng lao động thì không có người lao động và ngược lại, không có người lao động thì cũng sẽ không có người sử dụng lao động.
Sản phẩm mà người lao động tạo ra nhằm phục vụ cho nhu cầu của người sử dụng lao động đồng thời người sử dụng lao động chính là người tạo ra việc làm và trả lương cho người lao động.
Quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động được thiết lập và tiến hành thông qua thương lượng, thỏa thuận theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên. Cả người lao động và người sử dụng lao động đều có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ các điều đã cam kết.
Người lao động có quyền tuyển chọn, phân công, điều động, sắp xếp, giám sát, xử phạt,… đối với người lao động. Tuy nhiên, mọi hoạt động quản lý của người sử dụng lao động đối với người lao động phải được thực hiện dựa trên khuôn khổ của pháp luật đồng thời người sử dụng lao động sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi quản lý của mình.
Trên đây là một số chia sẻ về thuật ngữ Employer (người sử dụng lao động) đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Hy vọng qua bài viết các bạn không chỉ tìm được câu trả lời cho câu hỏi Employer là gì mà còn có thêm những thông tin hữu ích về quyền và nghĩa vụ của Employer cũng như mối quan hệ giữa Employer và Employee (người lao động).