Vì một lý do nào đó, sau khi nhận offer từ phía công ty mà mình ứng tuyển hay thậm chí là sau khi thử việc mà bạn không thể tiếp nhận công việc thì một lá thư từ chối nhận việc với những thông tin rõ ràng về việc không thể tiếp nhận offer hay tiếp tục công việc sẽ là thông báo cần thiết mà bạn nên và cần gửi đến công ty.
Điều này không chỉ cho thấy thái độ chuyên nghiệp của bạn trong công việc mà còn giúp bạn tạo ấn tượng tốt với công ty, tạo thêm cơ hội cho bạn khi muốn quay lại công ty trong những lần tuyển dụng tiếp theo.
Vậy làm thế nào để viết thư từ chối nhận việc sau khi nhận offer hay sau khi thử việc một cách khéo léo, lịch sự và chuyên nghiệp nhất. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Đọc Sách Hay để nắm được cách viết thư từ chối nhận việc, bạn nhé!
Việc viết thư từ chối nhận việc có thực sự cần thiết hay không?
Lời từ chối chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt là đối với một lời mời nhận việc trong tình hình cạnh tranh ngày càng cao của thị trường việc làm hiện nay. Có không ít bạn sẽ cho rằng chỉ cần mình không phản hồi đồng ý, không đến nhận việc theo thời gian đã hẹn thì mặc định là mình đã từ chối không nhận công việc đó mà không cần phải thông báo cho công ty.
Tuy nhiên đây là một điều tối kỵ với một ứng viên chuyên nghiệp. Khi một công ty đưa ra lời mời nhận việc với bạn có nghĩa là họ đã đánh giá cao năng lực, trình độ chuyên môn cũng như khả năng làm việc của bạn, tán thưởng bạn. Vậy tại sao bạn lại làm xấu đi hình ảnh của mình trong mắt công ty bằng cách “lặng im” với lời mời của họ.
Dù vì bất cứ lý do nào khiến bạn không thể nhận việc thì một lá thư từ chối khéo léo, chuyên nghiệp cũng là điều cần thiết để bạn đáp lại công ty, thể hiện rõ quyết định của mình. Điều này không chỉ giúp công ty biết được quyết định của bạn, chuẩn bị các phương án tuyển dụng khác mà còn tạo thiện cảm, thể hiện sự chuyển nghiệp, giữ lại hình ảnh đẹp trong mắt công ty. Bởi bạn sẽ không thể biết được trong tương lai bạn sẽ cần đến họ như một liên hệ cần thiết cho sự nghiệp của mình, có thể là đối tác hoặc cơ hội quay trở lại ứng tuyển tại công ty đó.
Nên gửi thư từ chối nhận việc khi nào?
Chắc chắn rồi, trước khi đưa ra lời từ chối nhận việc bạn sẽ luôn cần có thời gian để cân nhắc và đắn đo lựa chọn, đặc biệt là khi nhận được 2 hay nhiều offer từ các công ty khác nhau. Tuy nhiên, bạn cũng đừng để thời gian quá lâu mới đưa ra lời từ chối nhận việc.
Thực tế, trong quá trình nộp hồ sơ ứng tuyển vào các công ty khác nhau, bạn cũng đã có những cân nhắc, lựa chọn về môi trường làm việc nào sẽ thích hợp hơn với mình. Sẽ không quá khó khăn hay lâu dài để bạn có thể đưa ra quyết định lựa chọn của mình.
Vậy nên bạn đừng kéo dài thời gian gửi thư từ chối nhận việc, hãy cố gắng đưa gửi thư từ chối nhận việc càng sớm càng tốt. Điều này không chỉ giúp bạn sớm ổn định, chuẩn bị cho công việc mới mà mình sẽ tiếp nhận mà còn giúp nhà tuyển dụng kịp thời đưa ra những phương án tuyển dụng mới cũng như tạo cơ hội cho các ứng viên khác.
Một điều quan trọng nữa là việc bạn sớm gửi thư từ chối nhận việc cũng thể được thái độ lịch sự, tôn trọng của bạn với nhà tuyển dụng, góp phần giữ mối quan hệ tốt đẹp với công ty.
Phương thức gửi thư từ chối nhận việc
Về phương thức gửi thư từ chối nhận việc, bạn có thể gửi thư tay hay qua email đều được. Tuy nhiên phương thức gửi thư tay thường có nhược điểm là thời gian gửi thư lâu. Mặc dù bạn có thể đưa ra lời từ chối sớm nhưng thư từ chối khi đến tay nhà tuyển dụng có thể đã trải qua một khoảng thời gian dài. Trong khi đó phương thức gửi thư qua email lại được đánh giá là nhanh chóng, kịp thời và đơn giản nhất. Gần như ngay khi bạn vừa gửi thư đi thì nhà tuyển dụng cũng nhanh chóng nhận được thư từ bạn.
Bên cạnh đó với sự phát triển mạnh mẽ của internet, hầu hết các công ty hiện nay đều gửi lời mời nhận việc thông qua email nên việc bạn gửi thư từ chối thông qua email cũng là một sự đáp lại chuyên nghiệp và phù hợp.
Ngoài ra, bạn cũng có thể gọi điện cho nhà tuyển dụng để cảm ơn cũng như trình bày về việc không thể tiếp nhận công việc.
Cấu trúc của thư từ chối nhận việc
Các nội dung cần có trong một lá thư từ chối nhận việc bao gồm:
Tiêu đề thư: Họ và tên đầy đủ của bạn – Vị trí công việc mà bạn được mời.
Lời chào: Tên, tuổi, địa chỉ của bạn; Tên, địa chỉ công ty; Tên người tuyển dụng (có thể là HR của công ty đó).
Lời cảm ơn, đánh cao của bạn về lời mời nhận việc: Cảm ơn công ty về lời mời nhận việc, bày tỏ sự đánh giá cao thời gian, công sức của nhà tuyển dụng.
Lời từ chối: Thẳng thắn thông báo rằng bạn không thể tiếp nhận công việc này đồng thời bày tỏ sự tiếc nuối. Ở phần này, bạn không nhất thiết phải nêu rõ lý do tại sao mình từ chối công việc, nếu muốn thì bạn có thể trình bình một cách ngắn gọn, súc tích.
Lời kết: Một lần nữa bày tỏ sự cảm kích, cảm ơn về lời mời của công ty, nhà tuyển dụng, kèm theo thông tin nhằm giữ liên lạc và ký tên.
Ngoài ra, nếu có thể bạn có thể đề xuất ứng viên thích hợp cho vị trí mà công ty đang tuyển dụng như một cách để xin lỗi vì đã làm mất nhiều thời gian cho quá trình tuyển dụng của công ty, hỗ trợ công ty sớm tìm được ứng viên phù hợp.
Một số điều cần lưu ý khi viết thư từ chối nhận việc
Gửi email của bạn càng sớm càng tốt. Một trong những lợi ích của việc gửi thư từ chối qua email là tốc độ. Do đó, khi từ chối lời mời làm việc qua email, bạn nên gửi email ngay sau khi bạn quyết định rằng bạn sẽ không chấp nhận lời mời làm việc.
Hãy ngắn gọn: Bạn không cần phải nói nhiều trong email của mình, hãy ngắn gọn và đi vào trọng tâm.
Hãy lịch sự: Không cần phải chia sẻ những gì bạn không thích về lời mời làm việc, công việc, sếp, công ty, hoặc bất kỳ lời chỉ trích tiêu cực nào khác. Hãy giữ những suy nghĩ đó cho riêng mình vì bạn có thể bất ngờ nhận ra mình sẽ gặp nhà tuyển dụng này vào một thời điểm nào đó trong tương lai. Có thể có các vị trí hoặc vai trò mở khác với cùng một nhà tuyển dụng phù hợp hơn với bạn và bạn có thể không được xem xét nếu bạn gửi một thông điệp tiêu cực nói rằng tại sao bạn quyết định không nhận công việc.
Sử dụng các email mẫu làm hướng dẫn: Khi viết email từ chối công việc, bạn có thể sử dụng các email mẫu làm hướng dẫn. Từ đó điều chỉnh cho phù hợp tình hình thực tế, hoàn cảnh cá nhân và nghề nghiệp của mình.
Đọc lại, chỉnh sửa và kiểm tra email của bạn trước khi gửi: Đảm bảo rằng thư từ chối nhận việc của bạn là hoàn hảo trước khi gửi nó qua email cho nhà tuyển dụng. Bạn có thể thử gửi cho chính mình một tin nhắn kiểm tra để đảm bảo rằng email từ chối nhận việc là chính xác và được định dạng phù hợp.
Mẫu thư từ chối nhận việc
Nếu bạn vẫn băn khoăn không biết viết thư từ chối nhận việc như thế nào cho đúng và phù hợp thì có thể tham khảo một số mẫu thư từ chối nhận việc dưới đây. Các mẫu thư từ chối này có thể áp dụng cho nhiều trường hợp, nhiều công việc và vị trí khác nhau, đảm bảo tiêu chí lịch sự, khéo léo và trân trọng đối với lời mời công việc.
Từ chối lời mời làm việc có thể là một điều khá khó khăn và tế nhị, nhưng khi hoàn thành tốt, nó sẽ giúp bạn chuyển sang công việc phù hợp hơn với mình đồng thời giữ lại mạng lưới quan hệ tốt cho sự nghiệp trong tương lai.
Hy vọng rằng qua những chia sẻ trong bài viết hôm nay các bạn có thể hoàn tất được một lá thư từ chối nhận việc đúng chuẩn để có thể gửi lời từ chối đến nhà tuyển dụng một cách chuyên nghiệp, lịch sự và khéo léo nhất giúp bạn giữ mối quan hệ tốt đẹp với nhà tuyển dụng trong tương lai.